Giàn giáo có thể sụp đổ do mất ổn định hoặc quá tải trong quá trình sử dụng, vận hành và thao tác không đúng cách. Vì vậy luôn luôn kiểm tra giàn giáo để đảm bảo các mối nguy hiểm không dẫn đến gây mất an toàn trong thời gian thi công. Cũng như an toàn trong lúc vận hành và tháo dỡ.
Giàn giáo có thể là một nền tảng làm việc nguy hiểm nếu không được lắp dựng một cách chính xác và an toàn bởi người có chuyên môn.
Làm việc trên cao mang đến nhiều rủi ro nhưng có thể tránh được điều này. Nếu có một quy trình phù hợp từ khâu lắp dựng đến khâu kiểm tra, treo thẻ giàn giáo.
Nội Dung Bài Viết
Khi nào bạn nên kiểm tra giàn giáo?
Theo quy định của OSHA là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn do viện tiêu chuẩn anh quốc xây dựng và ban hành. TCXD VN 269:2004 nói về quy chuẩn giàn giáo và các yêu cầu về an toan, thì cần kiểm tra giàn giáo khi:
- Phải kiểm tính toàn vẹn và độ an toàn của các sản phẩm giàn giáo. Trước khi đưa vào sử dụng (kiểm tra chất lượng sản phẩm).
- Sau khi lắp dựng xong và trước khi sử dụng lần đầu (kiểm tra kết cấu lắp dựng giàn giáo).
- Kiểm tra ít nhất mỗi tuần 1 lần. Kiểm tra lại sau mỗi ca sử dụng hoặc có sự thay đổi lớn về kết cấu.
- Sau mỗi lần có điều kiện thời tiết bất lợi như gió lớn, bão, xảy ra va chạm giữa giàn giáo mới sự vật bên ngoài… Ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của cấu trúc, kết cấu giàn giáo.
Ai là người kiểm tra giàn giáo?
Giàn giáo cần được kiểm tra bởi người có chứng chỉ giàn an toàn giàn giáo. Có sự kết hợp giữa kiến thức, đào tạo và kinh nghiệm phù hợp với loại. Độ phức tạp của giàn giáo và người được ủy quyền thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời. Để loại bỏ các nguy cơ đã xác định xung quanh giàn giáo.
Làm thế nào để kiểm tra an toàn giàn giáo?
Chủ đầu tư, nhà thầu nên cố gắng bảo vệ nhân viên của mình. Người trực tiếp thi công giàn giáo khỏi các mối nguy hiểm liên quan đến giàn giáo thông thường. Như té ngã, vật rơi, mất ổn định cấu trúc, bị điện giật và quá tải trọng cho phép….Dưới đây là một danh sách các bước kiểm tra định kỳ giàn giáo. Công tác kiểm tra nên được thực hiện cho tất cả các thành phần của một hệ thống, kết cấu tạo nên hệ giàn giáo.
– Phụ kiện giàn giáo và kết cấu giàn giáo cần kiểm tra:
- Kiểm tra đường dây điện xung quanh khu vực lắp dựng giàn giáo. Tránh tiếp xúc, dẫn điện, đảm bảo không có đường dây điện trong phạm vi cho phép. Cố gắng giữ giàn giáo tránh xa đường dây điện.
- Kiểm tra xem loại giàn giáo hiện đang thi công, sắp thị công. Loại giàn giáo này có phù hợp với tải trọng, vật liệu, công nhân và điều kiện thời tiết hay không?
- Kiểm tra chân đế để xem chúng có bằng phẳng hay không? Tránh vị trí nhấp nhô không bằng phẳng, nền đất yếu, lún và trơn trượt.
- Đảm bảo rằng chân giàn giáo, trụ giàn giáo, khung giàn giáo phải nằm trên các vật lót chống lún, tăng tiết diện chân giáo.
- Đảm bảo không các thành phần tham gia vào kết cấu giàn giáo không bị cong, vênh, sứt mối hàn, rỉ sét hoặc các thành phần không tương thích (không vừa kích thước khi lắp đặt….) trong hệ thống giàn giáo.
- Kiểm tra lối lên xuống làm việc, bắt buộc phải có hệ thống thang leo, tay vịn cầu thang, lan can giàn giáo, chiếu nghỉ…..
- Người có chứng chỉ giám sát giàn giáo, kiểm tra an toàn giàn giáo phải kiểm tra lại hệ thống kết cấu giàn giáo sau mỗi ca làm việc của công nhân.
– Các thành phần cần kiểm tra:
- Ván sàn, sàn thao tác, mâm giàn giáo: chú ý chiều dài để phân bố chịu tải bằng các thanh đỡ, kiểm tra mối hàn và vết nứt, kiểm tra móc khóa…
- Chân giàn giáo, ống giàn giáo bs1139, chân giáo nêm, chan giáo ringlock… bắt buộc phải kiểm tra kỹ tránh tình trạng cong, vênh, sứt mối hàn, hàng quá cũ kỷ…
- Giằng chéo, cùm giáo, ống chống nhổ, chống xiên…
- Lan can
– Kiểm tra và gắn thẻ treo giàn giáo:
Tất cả các loại giàn giáo sẽ được kiểm tra và đánh dấu bằng các thẻ nhận dạng thích hợp của người có thẩm quyền (người có chứng chỉ giám sát và kiểm tra an toàn giàn giáo). các cảnh báo đó là: giàn giáo không được sử dụng, không nên được sử dụng, giàn giáo được quyền sử dụng. Thẻ giàn giáo nên được gắn chặt vào thang leo giàn giáo hoặc gần cầu thang ngang tầm mắt để dễ dàng xác định vị trí.
Thẻ xanh : Xác định giàn giáo an toàn để sử dụng.
Thẻ màu vàng : Xác định giàn giáo đã được sửa đổi để đáp ứng yêu cầu công việc và kết quả là có thể gây nguy hiểm cho người dùng.
Thẻ treo đang khắc phục thành phần chưa đạt của giàn giáo
- Thẻ cảnh báo màu vàng cho thấy các yêu cầu đặc biệt để sử dụng an toàn. Nó cho phép người trực tiếp lắp dựng giàn giáo xác định phần nào của giàn giáo không đạt độ an toàn tuyệt đối và cần phải khắc phục trước khi treo lại thẻ xanh.
- Nguy cơ tiềm tàng và các biện pháp phòng ngừa được đánh dấu ở mặt sau của thẻ. Thông tin cũng chứa tên của đại diện công ty lắp dựng cho phép sử dụng giàn giáo.
- Không nên tháo thẻ màu vàng cho đến khi giàn giáo an toàn để sử dụng. Sau khi được kiểm tra bởi một người có thẩm quyền của thành phố.
- Dựa trên kết quả kiểm tra đó, thẻ vàng nên được thay thế bằng thẻ thích hợp (đỏ hoặc xanh lá cây).
Thẻ đỏ: Xác định giàn giáo không an toàn để sử dụng.
- Thẻ màu đỏ nên có số thứ tự công việc hoặc số dự án, ngày kiểm tra và tên của người có thẩm quyền kiểm tra giàn giáo.
Bài viết tham khảo tiếng anh: Tầm quan trọng của việc kiểm tra giàn giáo
LIÊN HỆ BÁO GIÁ GIÀN GIÁO CÁC LOẠI !
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ XÂY DỰNG THIÊN PHÚ
Hotline: 093.484.2468 hoăc 093.474.3579 (Line, Zalo)
Website: https://giangiaochuan.com – https://phukiengiangiao.vn
Email: giangiaothienphu@gmail.com
VPGD: 92/C25 Phan Huy Ích, F15, Tân Bình, TPHCM
Xưởng SX: 230 Tô Ký, Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TPHCM
Xin trân trọng cảm ơn !